[POKÉMONASTICS - BIỂU TƯỢNG HỌC ÂM THANH VỀ POKÉMON]

Ắt hẳn rất nhiều người trong chúng ta hiện/đã từng rất mê mẩn thế giới Pokémon - nơi có những sinh vật vô cùng đáng yêu nhưng cũng đầy quyền năng. Thậm chí, có một tựa game mobile toàn cầu - "Pokémon Go" ra đời để ai cũng có thể trở thành nhà sưu tầm và huấn luyện Pokémon. Nhưng các bạn có biết rằng thế giới Pokémon đã góp phần tạo nền tảng cho một nhánh nghiên cứu trong Ngôn ngữ học gọi là Pokémonastics - Biểu tượng học âm thanh về Pokémon. Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu sơ nét cho các bạn về hướng nghiên cứu này.



[PHẦN 2 - TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN]

 Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về Focus hay "Tiêu điểm thông tin" và được biết là vị trí phổ biến của Focus là cuối câu. Tuy nhiên, ta có thể xác lập Focus ở những vị trí khác bằng những cấu trúc khác nhau. Bài viết ngày hôm nay sẽ đề cập đến những cấu trúc này.



[NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA]

Trong một buổi học "Tiếng Anh Du Lịch", một bạn sinh viên hỏi mình: Vì sao tiếng Anh gọi "chả giò" là "spring rolls" vậy thầy? Mình đứng hình 3 giây: "Thầy cũng không biết nữa em...", bản thân mình chưa từng thắc mắc về chuyện này luôn. Một lát sau, bạn sinh viên đó tra cứu và chia sẻ với lớp là trong Tiếng Trung, một món ăn tương tự "chả giò" gọi là 春卷 (chūnjuǎn) dịch ra Hán Việt là "Xuân Quyển". "Xuân" là mùa xuân, "Quyển" là cuộn lại. Tiếng Anh dùng phương thức Calque/Loan-Translation (Mượn-Dịch) để mượn từ này từ tiếng Trung nên chúng ta mới có từ "Spring rolls". Thời xưa ở Trung Quốc, người ta thường ăn món này vào mùa xuân và xem nó là món ăn khởi đầu, mang lại may mắn, thịnh vượng cho cả năm (có lý giải cho rằng là vì hình dạng thon dài của "Xuân Quyển" giống thỏi vàng thời xưa).



[TIÊU ĐIỂM THÔNG TIN - FOCUS - PHẦN 1]

Khi tạo lập một câu, chúng ta sẽ muốn người nghe/người đọc tập trung vào một phần thông tin cụ thể nào đó nhằm đảm bảo sự thành công trong giao tiếp. Phần thông tin đó được gọi là "Focus-Tiêu điểm thông tin". Vậy "Tiêu điểm thông tin" là gì? Làm thế nào để tạo lập "Tiêu điểm thông tin" trong Tiếng Anh? Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi trên...


[PHRASAL VERBS - ĐỘNG TỪ CỤM]

 Có thể với nhiều người học tiếng Anh, 'Phrasal Verbs' hay 'Động từ cụm' là một nỗi ám ảnh vì những lý do sau:

+ Tính chất không thể đoán nghĩa được: Một động từ cụm rất khó có thể đoán được nghĩa từ những từ thành phần, chính vì vậy, chúng ta phải tra cứu từ điển để biết được nghĩa của nó. Ví dụ: việc đoán nghĩa của động từ cụm 'give up' - 'từ bỏ' không thể dựa vào nghĩa của 'give' - 'cho' và 'up' - 'lên'.

+ Tính đa nghĩa: Một động từ cụm có thể có nhiều nghĩa. Ví dụ: động từ cụm 'come out' có thể có nhiều nghĩa: 'công khai xu hướng giới tính' hoặc 'nở (hoa)' hoặc 'được xuất bản (sách)' hoặc 'ló dạng (mặt trời, mặt trăng)'.

Tính phức tạp về quy tắc ngữ pháp: Động từ cụm có thể có những quy tắc ngữ pháp rất khác so với động từ thường ('lexical verbs'). Bài viết ngày hôm nay sẽ đi sâu vào những quy tắc này...


[LẬT LẠI ĐỊNH NGHĨA VỀ CHỦ NGỮ]

 Khi bắt đầu học ngữ pháp của một ngôn ngữ nào, chúng ta thường sẽ phải học cách xác định chủ ngữ trong một câu và điều này không hề khó khăn. Ví dụ:"John loves Vietnam", chúng ta sẽ xác định được ngay chủ ngữ là "John" vì nó đứng ngay đầu câu và phần vị ngữ phía sau là thông tin về "John". Tuy nhiên, việc nhận biết này thường sẽ chỉ là một phán đoán mang tính chất bản năng, ít ai sẽ tự hỏi chủ ngữ thật chất là gì, nó đóng chức năng gì trong câu? Bài viết sau sẽ mang đến cho đọc giả những góc nhìn khác về chủ ngữ.

Chúng ta hãy thử phân tích câu sau trong tiếng Nhật: 

テレビ        子供            見ます

Terebi    wa  kodomo     ga  mimasu

TV                 children             watch


[CÁC CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP HƯỚNG ĐẾN PHÉP LỊCH SỰ]

 Trong bài viết trước, chúng ta đã bàn về "Thể diện âm tính" và "Thể diện dương tính", có thể bạn cần đọc hoặc đọc lại: Link bài viết trước. Câu hỏi kế tiếp cần đặt ra là trong giao tiếp xã hội làm thế nào để có thể cân bằng giữa việc giữ được thể diện bản thân đồng thời tôn trọng thể diện của người khác để đạt được tính lịch sự trong giao tiếp. Nội dung của bài viết hôm nay sẽ đưa ra một số chiến lược mà ta có thể áp dụng. Bài viết có tham khảo: "Giáo trình đại cương Ngôn ngữ học - Tập 2: Ngữ Dụng Học" của GS. TS. Đỗ Hữu Châu



[POKÉMONASTICS - BIỂU TƯỢNG HỌC ÂM THANH VỀ POKÉMON]

Ắt hẳn rất nhiều người trong chúng ta hiện/đã từng rất mê mẩn thế giới Pokémon - nơi có những sinh vật vô cùng đáng yêu nhưng cũng đầy quyền...