Trong bài viết trước, tác giả đã đề cập đến về Ngữ pháp phổ quát - Universal Grammar (UG) - một lý thuyết gắn liền với tên tuổi nhà ngôn ngữ học người Mỹ Noam Chomsky. Ông tin rằng con người có một Bộ máy học ngôn ngữ bẩm sinh (Language Faculty) với hệ thống Tham biến (Parameters) hoạt động theo cơ chế nhị phân. Bài viết hôm nay sẽ tập trung vào giới thiệu các tham biến (parameters) được đề xuất bởi các nhà ngôn ngữ theo trường phái UG.
Hình: Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky.
THAM BIẾN CHUYỂN DỊCH THÀNH PHẦN WH (WH-MOVEMENT PARAMETER)
Đối với tham biến này, có 2 khả năng xảy ra:(1) Thành phần Wh có thể chuyển dịch vị trí.
(2) Thành phần Wh không chuyển dịch vị trí.
Tiếng Anh là đại diện tiêu biểu cho khả năng (1):
Ví dụ:
+ You know who?
+ Who do you know?
--> Từ "Who" có thể chuyển dịch vị trí lên đầu câu trong câu hỏi Wh.
Tiếng Việt lại là ngôn ngữ đi theo khả năng (2), những ngôn ngữ như vậy ta gọi là Ngôn ngữ có thành phần Wh yên vị (Wh-in-situ language):
Ví dụ:
+ Bạn ăn cái gì?
+ *Cái gì bạn ăn? (một câu không đúng ngữ pháp trong tiếng Việt)
THAM BIẾN CHỦ NGỮ RỖNG (NULL SUBJECT PARAMETER)
Đối với tham biến này, có 2 khả năng xảy ra:
(1) Cấu trúc câu cho phép bỏ trống chủ ngữ.
(2) Cấu trúc câu không cho phép bỏ trống chủ ngữ.
Tiếng Tây Ban Nha cho phép khả năng (1):
Ví dụ:
+ El come queso.
He eats cheese
+ Come queso. (câu này hoàn toàn đúng ngữ pháp trong tiếng Tây Ban Nha)
Eats cheese
--> Chủ ngữ 'El' là không cần thiết vì đuôi -e của động từ come đã thể hiện chủ ngữ là gì, ta vẫn có thể ngầm hiểu chủ ngữ là 'El'.
Tiếng Anh thuộc về khả năng (2):
Ví dụ:
+ He eats cheese.
+ *Eats cheese. (một câu không đúng ngữ pháp trong tiếng Anh)
THAM BIẾN VỀ VỊ TRÍ CỦA CHÍNH TỐ (HEAD POSITION PARAMETER)
Một cụm từ luôn có một Chính tố (head) tức là từ quan trọng nhất và đóng góp về nghĩa nhiều nhất trong cụm và thành phần Bổ ngữ (complements) tức là thông tin bổ nghĩa cho chính tố. Các ngôn ngữ có thể có 2 khả năng xảy ra:
(1) Chính tố (Head) nằm ở trước bổ ngữ (complements) --> Head-first language.
(2) Chính tố (Head) nằm ở sau bổ ngữ (complements) --> Head-last language.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ Head-first:
Ví dụ: Children watch TV.
Chính tố (Head) Bổ ngữ (Complement)
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ Head-last:
Ví dụ:
子供 は テレビ を 見ます
Kodomo wa terebi wo mimasu
Children TV watch
Bổ ngữ (complement) Chính tố (head)
Tổng hợp 3 tham biến trên, ta có thể thấy:
+ Tiếng Anh là một ngôn ngữ cho phép chuyển dịch vị trí Wh.
+ Tiếng Anh không cho phép lược bỏ chủ ngữ trong câu.
+ Tiếng Anh là một ngôn ngữ có chính tố (head) đứng trước bổ ngữ (complements) --> head-first.
....
---> Sẽ còn có những tham biến khác sẽ cấu thành nên ngữ pháp tiếng Anh.
ỨNG DỤNG CỦA CƠ CHẾ NHỊ PHÂN TRONG PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ
Tính nhị phân còn thể hiện thông qua cách các nhà ngôn ngữ học phân tích ngôn ngữ.
+ Trong Âm vị học (Phonology), âm tiết (syllable) sẽ có cấu trúc như sau:
---> Một âm tiết sẽ được chia thành 2 phần: Âm vị đứng đầu (Onset) và Vần (rhyme).
Trong một Vần (rhyme) lại chia thành 2 phần: Nhân (Nucleus) và Âm vị đứng cuối (Coda).
+ Trong Hình vị học (Morphology), quá trình tạo từ theo phương thức phái sinh (derivation) luôn có 2 thành phần: căn tố (stem) và gia tố (affix).
Ví dụ: un- + happy --> unhappy
Tiền tố (prefix) Căn tố (stem)
+ Trong các sơ đồ cây syntax, các nhà ngôn ngữ học theo trường phái UG có xu hướng phân tích chỉ rẽ thành hai nhánh. Việc rẽ thành 3 nhánh được xem là chưa "đẹp", chưa "ổn".
Ví dụ: A rẽ thành 2 nhánh B và E.
B rẽ thành 2 nhánh C và E.
Kết lại, chúng ta có thể thấy tính nhị phân xuất hiện khá nhiều trong các lý thuyết về phân tích ngôn ngữ theo trường phái UG. Tuy nhiên, hiện tại đầy vẫn còn là một giả thuyết (assumption) cần có thêm nhiều những nghiên cứu khác trong tương lai để khẳng định. Theo bạn
: Về bản chất, ngôn ngữ có tính nhị phân không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét