Trong một buổi học "Tiếng Anh Du Lịch", một bạn sinh viên hỏi mình: Vì sao tiếng Anh gọi "chả giò" là "spring rolls" vậy thầy? Mình đứng hình 3 giây: "Thầy cũng không biết nữa em...", bản thân mình chưa từng thắc mắc về chuyện này luôn. Một lát sau, bạn sinh viên đó tra cứu và chia sẻ với lớp là trong Tiếng Trung, một món ăn tương tự "chả giò" gọi là 春卷 (chūnjuǎn) dịch ra Hán Việt là "Xuân Quyển". "Xuân" là mùa xuân, "Quyển" là cuộn lại. Tiếng Anh dùng phương thức Calque/Loan-Translation (Mượn-Dịch) để mượn từ này từ tiếng Trung nên chúng ta mới có từ "Spring rolls". Thời xưa ở Trung Quốc, người ta thường ăn món này vào mùa xuân và xem nó là món ăn khởi đầu, mang lại may mắn, thịnh vượng cho cả năm (có lý giải cho rằng là vì hình dạng thon dài của "Xuân Quyển" giống thỏi vàng thời xưa).
[NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA]
+ Tư duy sinh viên khoa Anh rất tốt, biết tự đặt câu hỏi rồi tìm câu trả lời.
+ Bản thân mình cũng học hỏi rất nhiều từ các bạn sinh viên, nhờ các bạn mình mới biết thêm kiến thức này.
+ Vì sao phải dùng từ "spring rolls" vốn mượn từ tiếng Trung để nói về món "chả giò" của Việt Nam mình? Vốn dĩ, từ "spring rolls" chỉ nên dùng để chỉ món ăn truyền thống của quốc gia này, còn "chả giò" chỉ nên là "chả giò" thôi, nhân (fillings) của "chả giò" Việt Nam cũng rất khác với "Xuân Quyển" của Trung Quốc ---> việc mượn từ dịch từ tiếng Anh (thực ra là có nguồn gốc từ tiếng Trung) sẽ có ích cho người nước ngoài hiểu nhưng cũng cần đi kèm chung với từ "chả giò" của Việt Nam mình vì nó cũng là một phần bản sắc Việt. Mình khuyến khích các bạn vẫn dùng từ "chả giò" với người nước ngoài sau đó chú thích thêm: It is very similar to "spring rolls" in China... Các bạn nghĩ sao?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
[POKÉMONASTICS - BIỂU TƯỢNG HỌC ÂM THANH VỀ POKÉMON]
Ắt hẳn rất nhiều người trong chúng ta hiện/đã từng rất mê mẩn thế giới Pokémon - nơi có những sinh vật vô cùng đáng yêu nhưng cũng đầy quyền...
-
Hẳn đối với nhiều bạn học Tiếng Anh, hình vị (morphemes) là một khái niệm khá là "lạ" thậm chí là "cao siêu". Nhưng thậ...
-
Nếu bạn có tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Tiếng Anh, hẳn có đôi lần bạn lướt qua cụm từ "Đại biến đổi nguyên âm"...
-
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Ghét của nào trời cho của đó". Đôi khi, những thứ dường như là đối lập, mâu thuẫn nhau lại có sức hút m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét