SIMILAR BUT DISSIMILAR...

Trong Tiếng Anh, liệu những cấu trúc gần giống nhau có cùng một nét nghĩa? Đó là một câu hỏi mà nhiều bạn, nhất là những bạn đã có thâm niên trong việc học Tiếng Anh, hay bỏ qua hay mặc nhiên chấp nhận là đúng. Và chính tác giả cũng không là ngoại lệ cho đến khi được một người thầy bản xứ phân tích cho "ra ngô ra khoai" thì mới vỡ lẽ lâu nay mình đã lầm tưởng. Hãy lấy những ví dụ sau đây để minh chứng:

(1) When the doctors came to the village, they found the children there sick.
(2) When the doctors came to the village, they found the children there to be sick.
Thoạt nhìn, (1) và (2) có cùng một nét nghĩa là "Khi những người bác sĩ đến ngôi làng, họ phát hiện những đứa trẻ bị bệnh" nhưng dưới mắt của người bản xứ 2 câu này có một sự khác biệt rất nhỏ về nghĩa.
(1):  những đứa trẻ này đã bị bệnh từ trước, điều này có thể quan sát bằng mắt thường, các bác sĩ không cần phải kiểm tra để phát hiện ra điều đó.
(2): các bác sĩ phải tiến hành những kiểm tra chuyên môn sau đó mới đi đến kết luận những đứa trẻ này bị bệnh.

(3) Phương imagines herself a goddess.
(4) Phương imagines herself to be a goddess.
Tương tự như trên, (3) và (4) có vẻ đều thể hiện ý nghĩa "Phương tưởng tượng mình là nữ thần" nhưng chúng có 2 nét nghĩa khác nhau.
(3): Phương tưởng tượng mình là nữ thần trong suy nghĩ, đó là những hình ảnh hiện lên trong đầu cô ta.
(4): Phương tưởng tượng mình là nữ thần và bộc lộ điều đó ra bên ngoài thông qua ngoại hình, lời nói, hành động và mọi người đều nhìn thấy sự biểu hiện "quá lố" của cô ta.

(5) They get John angry.
(6) They get John to be angry.
Ở (5), họ thật sự làm John tức giận trong khi ở (6), họ kỳ vọng là John sẽ tức giận nhưng chưa biết kết quả thật sự ra sao.

Những ví dụ trên phần nào chứng minh được: "Những câu có cấu trúc gần giống nhau chưa hẳn đã có cùng một nét nghĩa". Chính vì vậy, hãy cẩn thận khi sử dụng những cấu trúc này bạn nhé. Nếu không chắc tốt nhất bạn nên hỏi thẳng một người bản xứ.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!!!

1 nhận xét:

[TÍNH NHỊ PHÂN (BINARINESS) TRONG NGÔN NGỮ - PHẦN 2]

 Trong bài viết trước , tác giả đã đề cập đến về Ngữ pháp phổ quát - Universal Grammar (UG) - một lý thuyết gắn liền với tên tuổi nhà ngôn n...